Khi bạn đang điều hành một doanh nghiệp, mạng xã hội (MXH) không chỉ đơn giản là để giải trí. Bạn không còn sử dụng nội dung nữa mà bạn đang tạo ra nó. Đồng nghĩa với việc bạn có 2 vai trò: Sáng tạo nội dung và phân tích dữ liệu. Lúc này khi tạo ra nội dung, bạn luôn phân tích và đánh giá điều gì đang (và không) hiệu quả cho kênh của mình.
Nhưng chính xác thì chúng ta làm điều đó như thế nào? Nên sử dụng dữ liệu đó như thế nào để phát triển mạng xã hội của mình? Đơn giản thôi, hãy theo dõi bài viết bên dưới và bạn sẽ dần tìm ra đáp án…
Bước 1: Tạo nền tảng
Bạn phải bắt đầu từ đâu đó, phải không? Hãy xem kỹ số liệu phân tích hiện tại nghĩ xem bạn có thể tận dụng nó như thế nào. Dành chút thời gian thống kê số liệu trên các nền tảng MXH ở mức trung bình. Chẳng hạn như:
- Số lượt xem hàng ngày
- Thích / Bình luận
- Lượt tiếp cận
- Lượt tương tác
- Lượt xem story
Đây là cách mà bạn sẽ đo lường được hiệu suất hoạt động cho tài khoản của mình. Từ đó sẽ có cơ sở đặt những mục tiêu, số liệu cao hơn cho kênh.
Bước 2: Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu
Đúng là việc tự tổng hợp tất cả các số liệu phân tích trên MXH sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian. Đó là lý do tại sao nên để nhiệm vụ phức tạp này cho các phần mềm có sẵn. Cái bản report (báo cáo) ngắn gọn với số liệu phân tích sẽ giúp bạn so sánh hiệu suất nội dung trên kênh.
Các phần mềm như Instagram Insights, Union Metrics,…rất tốt trong việc theo dõi và tổng hợp dữ liệu. Biết và hiểu điều gì đang phát triển hoặc làm chậm tài khoản của bạn. Điều này cũng sẽ giúp bạn xác định nội dung và nền tảng nào đang thu hút người theo dõi nhất.
Bước 3: Thử có mục đích
Cách duy nhất để tìm ra những gì phù hợp nhất cho doanh nghiệp trên MXH là cứ đăng bài thường xuyên. Cập nhập các xu hướng mới nhất, thử đăng vào các thời gian khác nhau, xem cách Reels hoạt động. Sáng tạo những nội dung gây chú ý, để lại ấn tượng cho người xem. Hãy thử với bất kỳ định dạng nào – bởi vì đây là cách duy nhất để tìm ra thứ phù hợp với kênh của bạn.
Ngoài ra, lưu ý rằng mỗi nền tảng sẽ có luật chơi, định dạng riêng. Ví dụ như TikTok thiên về giải trí, Instagram kết nối, YouTube đầu tư hình ảnh, âm thanh,…Nhưng chung quy lại nội dung phải thật sự ấn tượng và gây tò mò cho người xem.
Bước 4: Đặt mục tiêu để đo lường
Dựa trên nền tảng đã có sẵn, sử dụng dữ liệu này để đặt ra các mục tiêu có thể đo lường và đạt được. Cho dù bạn đang cố gắng đạt được một số lượt xem trang nhất định, mức độ tương tác với nội dung, lượt chuyển đổi hay mức tăng người theo dõi. Hãy nhớ sử dụng phương pháp SMART khi tạo các mục tiêu sau:
Specific – Cụ thể
Measurable – Có thể đo lường
Attainable – Khả năng thực hiện
Relevant – Tính thực thế
Time-based – Thời gian hoàn thành
Suốt quá trình theo dõi số liệu phân tích, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu khi thấy phù hợp. Nên nhớ rằng, khi đặt mục tiêu phát triển thương hiệu điều quan trọng là phải hiểu follower muốn nghe nội dung của bạn.
Bước 5: Phát triển bản thân
Bước này có vẻ không liên quan nhưng thành thật mà nói, đây có lẽ là một trong những bước quan trọng nhất. Tham gia các khóa học về Social Media, Influencer sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của mạng xã hội. Từ đó bản thân cũng sẽ được “vỡ lòng” thông qua các bài học ấy, giúp phát triển bản thân tốt hơn.
Vì vậy, nếu bạn đang phải vật lộn để nghĩ ra một caption hấp dẫn, chỉnh sửa hàng trăm bức ảnh / video chỉ để đăng một bức ảnh hoàn hảo. Hoặc không thấy kết quả bạn mong đợi từ tất cả những gì mình làm- thì Influencer Master chắc chắn là dành cho bạn.